Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

KINH NGHIỆM TÍNH SỨC CHỊU TẢI MÓNG NÔNG

- Một công trình được coi là ổn định đáp ứng điều kiện làm việc bình thường nếu đạt đồng thời 2 điều kiện về trạng thái giới hạn: (1) trạng thái giới hạn về cường độ, TTGH I và (2) trạng thái giới hạn biến dạng, TTGH II.

Vậy nên khi thiết kế móng nông, người thiết kế cũng cần phải tính toán sao cho móng phải được đặt trên nền đất phải thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện trên.
- Tùy thuộc vào điều kiện địa chất, tải trọng công trình truyền xuống, điều kiện về giới hạn lún mà quyết định chọn phương án móng nông hay không. Nếu không đánh giá đúng được tất cả các yếu tố đó mà quyết định chọn phương án móng nông đối với các công trình kể cả công trình có tải trọng nhỏ thì sẽ là một sai lầm vì rất có thể nền đất quá yếu dẫn tới mất ổn định về biến dạng (tức là nền lún quá giới hạn cho phép).
- Để tính toán sức chịu tải đất nền trên những điều kiện đất nền khác nhau, các bạn nên tìm đọc cuốn "Principles of Foundation Engineering - Braja M. Das, chương 10, Foundations on Difficult Soils).
- Đối với mục đích thiết kế sơ bộ, BS 8004 đưa ra các giá trị tham khảo về khả năng chịu tải cho phép của đất (tức là đã kể tới một hệ số an toàn) có thể chống lại sự phá hoại cắt mà không kể đến tiêu chí về độ lún như sau.
- Việc xử lý số liệu địa chất, lựa chọn các giá trị về chỉ tiêu cơ lý của đất phục vụ tính toán cũng như mực nước ngầm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sức chịu tải. Do vậy, kỹ sư thiết kế/ kỹ sư địa kỹ thuật cần phải có sự hiểu biết về địa chất, cơ học đất nền móng để thiết kế móng đảm bảo an toàn và kinh tế.
- Về file tính móng nông, tốt nhất là các bạn tự lập cho mình lấy file tính để hiểu rõ bản chất cũng như ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể, còn không thì có thể download các bảng tính được tôi tổng hợp dưới đường link sau (chú ý file tính chỉ để tham khảo).

Link Download files tính móng nông tại:

Hướng dẫn Download tài liệu TẠI ĐÂY.

----------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

 
icon zalo