Dịch vụ khảo sát địa kỹ thuật

Tư vấn lập nhiệm vụ-đề cương-báo cáo địa kỹ thuật chuyên nghiệp

Dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công cọc

Tư vấn thiết kế các giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm kinh phí dự án

Dịch vụ tư vấn thiết kế tường chắn

Tối ưu hóa sản phẩm thiết kế đáp ứng độ an toàn và tính thẩm mỹ

Dịch vụ tư vấn thiết kế các giải pháp địa kỹ thuật

Lựa chọn giải pháp và công nghệ thi công phù hợp điều kiện thực tế dự án là phương châm hàng đầu

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2022

CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ MÔ HÌNH HARDENING SOIL TRONG PHẦN MỀM PLAXIS

 PLAXIS là một trong những phần mềm giúp mô hình các bài toán thiết kế Địa kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, để sử dụng được phần mềm này đòi hỏi người kỹ sư cần phải hiểu và nắm được các thông số khai báo trong mô hình. Vì ứng với các bài toán thiết kế khác nhau, cũng như loại đất nền khác nhau thì sẽ giải quyết thông qua các mô hình khác nhau.

Mô hình Hardening Soil là một trong số mô hình của PLASXIS giúp giải quyết các bài toán thiết kế Địa kỹ thuật trên các loại nền đất với các trạng thái/ kết câu khác nhau. Và các thông số khai báo trong mô hình này cũng khá là rắc rối đòi hỏi người kỹ sư phải hiểu để khai báo sao cho đúng.

Video dưới đây phần nào sẽ giúp các bạn hiểu được các thông số mô hình HS này. Mời các bạn theo dõi video TẠI ĐÂY.



----------------------------------------

KIỂM SOÁT KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN 3 TRỤC MẪU ĐẤT

Thí nghiệm nén 3 trục là một trong những thí nghiệm mẫu đất đá khó kiểm soát số liệu nhất. Để cho ra được kết quả thí nghiệm sát với điều kiện làm việc của mẫu đất hiện trường đòi hỏi các công tác trong phòng và hiện trường phải thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật. Có nghĩa là từ công tác lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu tới công tác chuẩn bị mẫu, hiệu chuẩn thiết bị thí nghiệm, etc., thì mới cho ra được bộ thông số thí nghiệm phù hợp điều kiện làm việc thực tết của đất, từ đó mới đáp ứng được yêu cầu thiết kế.  

Và để kiểm soát được các bước như nêu trên, mời các bạn theo dõi video hướng dẫn cách kiểm soát kết quả thí nghiệm nén 3 trục cho mẫu đất TẠI ĐÂY.




----------------------------------------

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM CẮT CÁNH HIỆN TRƯỜNG

Cắt cánh hiện trường là một trong những thí nghiệm quan trọng xác định sức kháng cắt không thoát nước (Su) phục vụ công tác thiết kế Địa kỹ thuật cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Để hiểu rõ được cách thu thập và xử lý số liệu thí nghiệm cho kết quả đáng tin cậy, mời các bạn theo dõi video hướng dẫn TẠI ĐÂY.




----------------------------------------

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

ĐÁNH SỐ THỨ TỰ CỌC TỰ ĐỘNG VÀ XUẤT TỌA ĐỘ CỌC CHÍNH XÁC NHẤT

Với một dự án lớn, khối lượng công tác thi công cọc là rất lớn vì có thể có nhiều đường kính cọc khác nhau, chiều dài cọc cũng khác nhau. Do đó, công tác đánh số thứ tự cọc cũng như xuất tọa độ cọc dưới dạng bảng từ đó cũng trở nên là một bài toán đòi hỏi mức độ chính xác cũng như mất thời gian. 

Và để tránh mất thời gian mà vẫn xuất tọa độ các cọc một cách chính xác, mời các bạn theo dõi video hướng dẫn TẠI ĐÂY.




----------------------------------------

CÁCH XÁC ĐỊNH MÔ ĐUN BIẾN DẠNG (MÔ ĐUN ĐÀN HỒI) CỦA ĐẤT THÔNG QUA THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG VÀ HIỆN TRƯỜNG

Mô đun biến dạng của đất là một thông số vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều nhất tới kết quả của bài toán chuyển vị và ứng suất trong nền đất.

Mô đun đàn hồi hay mô đun Young của đất là một tham số đàn hồi của đất được sử dụng phổ biến nhất trong ước tính độ lún đàn hồi của đất.


Mời các bạn theo dõi Video hướng dẫ đầy đủ và chi tiết về cách xác định mô đun biến dạng của đất từ các thí nghiệm trong phòng và hiện trường khác nhau TẠI ĐÂY.


----------------------------------------

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

TẠI SAO THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH CỌC CHỈ NÊN TIẾN HÀNH SAU KHI CỌC ĐƯỢC ĐÓNG/ÉP MỘT THỜI GIAN?

Như chúng ta đã biết, đối với các cọc thí nghiệm, chỉ nên tính hành thí nghiệm khi cọc được đóng/ép sau một thời gian quy định tối thiểu nào đó. 

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9394:2012 có quy định thời gian nghỉ đối với các cọc tiến hành thí nghiệm như sau:

Thời gian “nghỉ” của cọc trước khi đóng kiểm tra phụ thuộc vào tính chất các lớp đất xung quanh và dưới mũi cọc nhưng không nhỏ hơn:

  • 3 ngày khi đóng qua đất cát;
  • 6 ngày khi đóng qua đất sét.
Vậy tại sao lại quy định thời gian nghỉ như vậy?
Câu trả lời như sau:









THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN SHEET PILE (FILE TÍNH SỐ 1)

THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN SHEET PILE (FILE TÍNH SỐ 1)














Download file TẠI ĐÂY.


---------------------------------------------

 
icon zalo