Từ kết quả tính toán sức chịu tải cọc theo 2 vật liệu kể trên, ta có được sức chịu tải tới hạn của cọc lần lượt là Qu(đn) và Qu(vl). Sức chịu tải cọc thiết kế (Qa) sẽ được tính bằng cách lấy sức chịu tải cực hạn theo đất nền chia cho một hệ số an toàn (FS = 2~3).
Lưu ý:
- Sức chịu tải thiết kế của cọc, Qa tính toán phải luôn luôn nhỏ hơn sức chịu tải cọc theo vật liệu (tức là Qa < Qu(vl).
- Đối với dự quy mô lớn, sức chịu tải thiết kế của cọc, Qa sẽ được xác minh bằng thí nghiệm nén tĩnh. Từ kết quả thí nghiệm nén tĩnh, sẽ cho ta biết sức chịu tải cực hạn Q'u. Từ đó, sức chịu tải thiết kế Qa sẽ được tính lại bằng: Qa = Q'u/FS (FS=2).
- Tải ép/đóng tối đa (Pepmax) đối với cọc thí nghiệm nén tĩnh được lấy bằng: Pep(max) = Min{Qu(đn),0.8*Qu(vl)}.
(1) Tính SCT cọc dựa vào điều kiện địa chất
- Lựa chọn thông số đầu vào tính toán phải đặc trưng cho ứng xử của đất nền dự án (đã được đề cập trong mục kinh nghiệm khảo sát địa chất và kinh nghiệm xử lý số liệu địa chất);
- Phải kể tới ma sát âm trong tính toán nếu địa tầng địa chất khu vực dự án gồm các lớp phía trên là lớp đất yếu và được đắp lên bởi lớp đất cát cao trên 2m;
- Lựa chọn các hệ số an toàn sao cho hợp lý dựa vào kinh nghiệm đút rút từ các dự án đã thực hiện cũng như khuyến nghị từ các tác giả trong và ngoài nước (ví dụ: Qa=Qs/FSs+Qp/FSp trong đó lấy FSs=1.5, FSp=2 tùy thuộc vào dự án, mức độ tin cậy kết quả khảo sát địa chất, kinh nghiệm, etc.);
- Kể tới điều kiện hóa lỏng vào tính toán nếu địa chất khu vực dự án có nguy cơ hóa lỏng khi có động đất.
(2) Tính SCT cọc PHC theo vật liệu
- Giá trị 1: Khả năng chịu nén dọc trục ngắn hạn Ras => Dùng khi tính lực ép Pmax = (2-2.5_Ptk. Nhưng cần lưu ý Pmax này chỉ nên bằng (80~90)%Ras (Nhiều trường hợp lấy lớn hơn gây ra tranh cãi giữa đơn vị TVTK và Nhà thầu sản xuất cọc).
- Giá trị 2: Moment uốn gãy cọc và khả năng chịu cắt của cọc, 02 thông số này chúng ta thường dùng để kiểm tra cọc chịu tải ngang của công trình có thỏa không?
- Giá trị 3: Khả năng chịu kéo của cọc, thông thường cọc ly tâm chịu nén là tốt nhất, còn chịu kéo thường dùng cọc vuông cho những trường hợp công trình có tầng hầm vì tầng hầm thường dẫn đến áp lực đẩy nổi lớn cho nên cọc chịu kéo. Nhưng cũng có thể sử dụng cọc ly tâm chịu kéo, và khi đó cần phải tính toán và lựa chọn cọc loại B hoặc C nhằm tăng khả năng chịu kéo của cọc.
Độ chối của cọc là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung. Từ độ chối giúp người kỹ sư có thể kiểm tra lại khả năng chịu tải của cọc đơn.
Độ chối kiểm tra được đo cho 3 loạt búa cuối cùng. Vậy một loạt búa là như thế nào?
- Đối với búa đơn động và búa Điêzen thì một loạt là 10 nhát búa
- Đối với búa hơi thì một loạt là số nhát búa trong thời gian 2 phút
- Đối với búa rung, một loạt cũng là thời gian búa làm việc trong 2 phút.
Website: https://diakythuatxd.blogspot.com
Youtube: http://www.youtube.com/c/GeotechnicalEngineering
Facebook: https://www.facebook.com/DIAKYTHUATVN
Email: geotechnicalsurvey.vn@gmail.com
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét