Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

VAI TRÒ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA VẬT LÝ ĐỐI VỚI THIẾT KẾ ĐỊA KỸ THUẬT LÀ GÌ?

Thí nghiệm ĐVL là thí nghiệm nghiên cứu các tính chất của đất bằng các hiện tượng vật lý như sự truyền điện, sự truyền sóng ánh sáng, sóng âm thanh, etc. Những thí nghiệm ĐVL thông dụng như: thí nghiệm phản xạ địa chấn, thí nghiệm khúc xạ địa chấn, thí nghiệm điện trở đất, thí nghiệm rađa xuyên đất.

Các thí nghiệm SPT, CPT, DMT, khoan lấy mẫu, etc. chỉ xác định được cột địa chất tại vị trí hố khoan, do đó, bề dày các lớp đất ở các vị trí khác vị trí khoan là không thể biết chính xác được. Với phương pháp đo địa vật lý ta có thể xác định được bề dày các lớp đất ở hầu như toàn bộ bề mặt đất. Đây chính là ưu điểm mạnh nhất của thí nghiệm địa vật lý.

Tuy nhiên, nhược điểm của thí nghiệm ĐVL là ngoài bề dày các lớp đất và mô đun biến dạng ở một vài loại thí nghiệm thì ta không thể ước tính được bất kỳ chỉ tiêu cơ lý nào khác.

Điểm mạnh của từng phương pháp đo địa vật lý được mô tả vắn tắt như sau:

+ Đo điện trở suất: phương pháp này giúp ta biết được địa tầng lớp đất, mực nước ngầm dựa vào miền giá trị điện trở suất của chúng.

+ Đo âm địa chấn: phương pháp này cho ta biết khá rõ về địa tầng lớp đất dựa vào phản xạ sóng lan truyền giữa các bề mặt.

Một số hình ảnh minh giải kết quả đo địa vật lý để chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng địa vật lý vào công tác địa kỹ thuật.


Kết quả đo điện trở suất của đất

Kết quả minh giải âm địa chấn

Để hiểu rõ hơn về ứng dụng của công tác khảo sát địa vật lý đối với địa kỹ thuật, mời các bạn truy cập đường link dưới đây để đọc thêm tài liệu:


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

 
icon zalo